Ông Eric Lamphier, giám đốc cấp cao của bộ phận quản lý sản phẩm của Manhattan Associates, đưa ra các lời khuyên giúp bạn chọn lựa hệ thống WMS phù hợp cho doanh nghiệp.

1. Hiểu rõ nhu cầu doanh nghiệp.

Ghi chép thành tài liệu, giao tiếp xã hội, tinh chỉnh các yêu cầu kỹ thuật và chức năng, nhận thức các vấn đề cần ưu tiên, các kế hoạch và nhu cầu hội nhập cần thiết. Trước khi gặp mặt các đối tác bên ngoài, chỉ định khối lượng công việc cho từng nhóm hoặc tập hợp tất cả thành danh sách để bắt đầu xây dựng khuôn khổ của việc đưa ra quyết định.

2. Kết hợp với những yếu tố khác.

Quá trình lựa chọn hệ thống WMS, thực hiện và hỗ trợ vòng đời sản phẩm có tác động tới nhiều người. Các yếu tố bao gồm: cơ sở hạ tầng, sự thay đổi hệ thống quản lý và đào tạo, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, nhà cung ứng, khách hàng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, thương mại điện tử, tính năng Multisite của Wordpress, và các tác động của nhân viên. Nếu thật sự cần thiết, bạn hãy cho phép sự kết hợp của các chuyên gia bên thứ ba.

3. Phân bổ thời gian cho quá trình tích hợp hệ thống.

Có được một hệ tích hợp được thực hiện tốt là điểm cốt lõi. Để đạt được thành tựu, việc quan trọng cần làm chính là thống kê và kiểm tra dòng lưu chuyển dữ liệu và cơ cấu nhân sự một cách hoàn thiện thông qua hệ thống doanh nghiệp.

4. Đánh giá công nghệ và triển khai.

Kiến trúc hệ thống nền, các thành phần phần mềm bên thứ ba và chiến lược triển khai là các yếu tố quan trọng. Đảm bảo tính phù hợp của các giải pháp triển khai bằng công nghệ với các hướng dẫn công nghệ thông tin của doanh nghiệp, và sự chấp thuận về kế hoạch triển khai từ các đối tác công nghệ thông tin.

5. Giảm thiểu các vấn đề phát sinh.

Ngay từ lúc bắt đầu chọn lựa hệ thống WMS, hãy làm mọi cách có thể để giảm thiểu các vấn đề phát sinh, đặc biệt là những điểm cốt lõi của hệ thống. Càng ít rắc rối phát sinh thì càng ít lãng phí thời gian, chi phí và các nguy cơ phải đối mặt, gia tăng sự hỗ trợ và các nâng cấp dễ dàng hơn về lâu dài.

6. Đánh giá nhà cung ứng.

Thực hiện các nghiên cứu và xác định lĩnh vực tập trung của nhà cung ứng. Xem xét về lịch sử hình thành và phát triển của họ, trao đổi với các khách hàng của họ, hỏi họ về các kế hoạch trong tương lai và lộ trình hoạt động. Tham dự các hội nghị khách hàng và phân tích tình hình tài chính hiện tại của họ.

7. Cân nhắc đến tính khả dụng và linh động.

Hệ thống bạn đang tìm hiểu dễ dàng điều chỉnh và riêng tư hay đòi hỏi quá trình lập trình, thay đổi thuật toán phức tạp? Có hay không việc cung cấp các báo cáo đáng tin, biểu đồ, giao diện người dùng và dữ liệu trực quan? Một hệ thống WMS có chất lượng hàng đầu thường bao gồm (các) ứng dụng trên điện thoại (nền tảng Android & iOS) cung cấp quyền quản lý riêng tư trong quá trình hoạt động.

8. Lập kế hoạch dẫn đầu và mở rộng quy mô.

Dự báo khối lượng hàng hóa và tỷ lệ tăng trưởng cho một vài năm tiếp theo và lập kế hoạch thực hiện nó. Hãy đảm bảo hệ thống WMS mới của doanh nghiệp có thể điều khiển các trang web tương lai, người dùng, mã hàng hóa (SKUs), kênh phân phối và khối lượng đặt hàng.

9. Tìm kiếm các giá trị thêm vào đáng kể.

Một số giải pháp WMS cung cấp những khả năng hoạt động như: quản lý lao động, khả năng liên kết nhà cung ứng, quản lý cửa hàng bán lẻ, giúp đạt được các lợi ích nguyên vật liệu và tỷ suất hoàn vốn (ROI). Các mô-đun được tích hợp sẵn trên một nền tảng chung có thể tiêu hao ít thời gian và công sức hơn để thực hiện.

10. Suy nghĩ về tương lai.

Đảm bảo hệ thống WMS hiện tại đáp ứng tốt các nhu cầu của doanh nghiệp khi đề cập đến khả năng hoạt động và các công nghệ có thể vượt trội trong tương lai.

(Nguồn: Phaata.com - Theo: Inboundlogistics)