Giám đốc điều hành Jens Bjorn Andersen cho biết, sự lớn mạnh của Panalpina sau khi bị thâu tóm bởi DSV đã thu hút sự chú ý từ các khách hàng lớn – những đối tác có hứng thú với việc tận dụng mạng lưới mở rộng toàn cầu của hai công ty này sau khi sáp nhập.

Vào thứ sáu vừa qua, Công ty giao nhận vận tải có trụ sở ở Đan Mạch này đã cho biết rằng kết quả tài chính năm 2019 của họ đã tăng đáng kể nhờ việc mua lại Panalpina vào tháng 8 năm ngoái, đa số tăng trưởng về doanh thu và khối lượng trong phân khúc hàng không và hàng hải.

DSV Panalpina đã báo cáo mức tăng trưởng tự nhiên (organic growth ) là 8.4% trong tổng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) năm 2019 là 976 triệu đô la Mỹ, đạt được trên doanh thu hàng năm là 13,9 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng gần 20% mỗi năm. Sự tăng trưởng về doanh thu bao gồm cả đóng góp của Panalpina cho mảng hàng không và hàng hải kể từ tháng 8 năm 2019 được ước tính khoảng 2 tỷ USD Mỹ.

DSV đã thâu tóm toàn bộ cổ phần công ty Panalpina với mức định giá là 5.2 tỷ USD và biến nó thành đơn vị giao nhận lớn thứ ba thế giới trong cả lĩnh vực hàng không và hàng hải tính trên doanh thu, đã giúp mở rộng đáng kể mạng lưới toàn cầu của công ty.

Trong khi tập đoàn thừa nhận rằng có nguy cơ mất đi 5% công việc kinh doanh trước đây của Panalpina, thì ông Andersen đã chia sẻ trong một cuộc gọi hội đàm (earnings call) rằng với những kinh nghiệm trước đây ở những thương vụ thâu tóm lớn (ví dụ như DSV đã thâu tóm UTi vào năm 2016) thì tổn thất đó là không nằm ngoài dự kiến.

“Chúng tôi có hàng trăm, hàng ngàn khách hàng và chúng tôi có thể mất đi một ít trong số đó, thế nhưng chúng tôi cũng có thể có thêm khách hàng mới”, ông chia sẻ. “Những gì chúng tôi có thể thấy rõ đó chính là chúng tôi đã tăng hạng trong số các công ty giao nhận hàng hóa, và kết quả là nhiều khách hàng lớn hơn đã chú ý đến chúng tôi. Đối với một số khách hàng, chúng tôi là nhà cung cấp vận tải hàng không lớn nhất. Và nếu không biết tận dụng lợi thế đó, chúng tôi thật tệ.”

Andersen cho biết, cho đến nay vẫn chưa có tổn thất vật chất về hoạt động kinh doanh của Panalpina và không có việc gì phải hối tiếc về những khách hàng đã ra đi. “Panalpina đã không có khả năng kiếm lợi nhuận từ công việc kinh doanh, vì vậy chúng tôi không quá lo lắng về việc mất đi nó”, ông nói. “Chúng tôi hy vọng rằng thị trường sẽ tăng trưởng.”

“Đây là năm đầu tiên diễn ra quá trình sáp nhập. Đây là một mô hình tương tự như việc thâu tóm doanh nghiệp trước đây của chúng tôi. Một số khách hàng hơi lưỡng lự và có cách tiếp cận cẩn trọng, chờ đợi trước khi phân bổ doanh nghiệp mới, vì vậy chúng tôi sẽ tăng trưởng tự nhiên và khả năng chiếm thị phần thấp hơn trong diễn biến phức tạp của quá trình sáp nhập.

 

Vận tải hàng không cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng

 

Doanh thu logistics cả hai phân khúc hàng không và đường biển chiếm 46% tổng doanh thu của tập đoàn, và trong năm 2019, công ty đã báo cáo lợi nhuận gộp trong phân khúc đó tăng 5.9% và mức tăng trưởng EBIT là 12,1%, đạt con số 660 triệu đô la Mỹ. Panalpina đã đóng góp khoảng 34 triệu đô la cho phân khúc đó kể từ tháng 8 năm 2019, dựa trên báo cáo tài chính của công ty.

Tập đoàn này đã không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng ở phân khúc thị trường vận tải hàng không vào năm 2019, vì vốn dĩ thị trường này bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ngành ô tô tăng trưởng chậm (ngành chủ yếu dùng đến vận tải hàng không), với sự xuất khẩu từ Trung Quốc và Đức là khá yếu. Mặc dù việc có thêm Panalpina đã đẩy lượng hàng chung tăng 55% so với năm trước lên con số hơn 1 triệu tấn, lượng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không mà DSV kế thừa đã sụt giảm 2%.

Nhu cầu vận tải hàng không toàn cầu năm 2019 đã sụt giảm 3,3% so với năm 2018, trong khi công suất tăng 2,1%, điều này được nhận thấy thông qua dữ liệu của IATA. Đó là năm đầu tiên khối lượng hàng hóa giảm kể từ năm 2012 và là hoạt động yếu nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 khi mà hợp đồng khối lượng vận tải được ký kết cho thị trường hàng không là 9,7%.

Vận tải đường biển chính là phân khúc thực sự thu được lợi nhuận, theo số liệu báo cáo hàng năm. Đối nghịch với một thị trường vận tải biển toàn cầu được ước tính tăng từ 1% lên mức 2%, DSV đã báo cáo mức tăng trưởng 6% về khối lượng trong năm 2019. Đóng góp của Panalpina đã giúp tổng khối lượng hàng hóa của tập đoàn tăng 32% so với năm trước, đạt mức 1,9 triệu TEU.

Chi phí để sáp nhập với Panalpina sau thâu tóm là 117 triệu đô la Mỹ. Và mặc dù chi phí sáp nhập năm nay sẽ gần gấp đôi số tiền đó, DSV Panalpina đang nhắm mục tiêu doanh thu của năm 2020 là từ 1,2 tỷ cho đến 1,7 tỷ đô la Mỹ. Nếu đạt được, doanh thu DSV sẽ tăng thêm 30% so với năm 2018 trước khi quá trình thâu tóm diễn ra.

Khi được hỏi mức chênh lệch 500 triệu đô la Mỹ giữa hai mục tiêu doanh thu thấp nhất và cao nhất cho năm 2020 có phải là để bù đắp cho ảnh hưởng của virus Corona đối với hoạt động kinh doanh hay không, Jens Lund – giám đốc tài chính (CFO) của DSV Panalpina đã cho biết thông điệp này bao gồm tất cả các sự kiện gây gián đoạn kinh doanh, bao gồm cả Brexit và chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang diễn ra.

Công ty cũng cho thấy việc kinh doanh dần cải thiện vào sự hợp lực sau thâu tóm khi mà DSV Panalpina dự kiến ​​sẽ tiết kiệm được 340 triệu đô la Mỹ một khi Panalpina được tích hợp hoàn toàn. Khoảng 5% ưu thế sau sáp nhập đã được phát huy vào năm 2019, 60% được dự kiến ​​sẽ có tác động vào năm 2020, và 35% còn lại vào năm 2021, công ty cho biết.

DSV Panalpina không loại trừ các vụ thâu tóm và nhấn mạnh mục tiêu chính của quá trình thâu tóm chính là các nhà giao nhận vận tải hàng hóa toàn cầu, “tốt nhất là nhắm đến với thị trường hàng không và đường biển. Tuy nhiên, những công ty vận tải đường bộ và các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ 3 (3PL) cũng có thể bị thâu tóm.

Tuy nhiên, khi được một nhà phân tích hỏi liệu XPO Logistics - một doanh nghiệp ở Châu Âu - có nằm trong danh sách mục tiêu của ông ấy hay không - vào tháng 01, công ty đã tuyên bố sẽ mua cổ phần một số mảng kinh doanh của công ty này - Andersen cho biết, việc tích hợp Panalpina là ưu tiên hàng đầu của công ty.

“Chúng tôi biết rằng XPO đã khởi xướng một số quy trình, nhưng chúng tôi tập trung vào việc sáp nhập với Panalpina”, ông chia sẻ. “Chúng tôi không có hứng thú lẫn nhu cầu để xem xét các vụ thâu tóm khác vào thời điểm này.”

 

Phaata (Theo JOC)

 

San-giao-dich-Logistics-quoc-te-dau-tien-Viet-Nam-Phaata