Brian Sutter, Giám đốc tiếp thị tại Wasp Barcode Technologies, đưa ra các lời khuyên cho việc định vị quá trình này.

1.Dùng thử.

Đào tạo nhân viên sử dụng công nghệ mới rất tốn thời gian và chi phí. Rất nhiều đối tác bán hàng cung cấp hướng dẫn trực tuyến hoặc bản dùng thử, vì thế bạn có thể dùng thử thiết bị trước khi mua. Đây là cách tuyệt vời để ước lượng về những khó khăn mà nhân viên của bạn gặp phải khi học cách sử dụng chúng.

2.Đơn giản hóa.

Thật dễ dàng khi mắc kẹt vào những tính năng không quan trọng của hệ thống. Thật không may, những tính năng này có thể làm gia tăng độ phức tạp của sản phẩm và chi phí. Hãy liệt kê những tính năng quét mã vạch không thể thiếu, ví dụ như khả năng quét từ khoảng cách 50 feet (khoảng 15 mét), khả năng quét 2D và 3D, hoặc độ bền của hệ thống.

3.Điều chỉnh và hợp nhất với công nghệ có sẵn.

Xem lại các yêu cầu của phần cứng và phần mềm cho hệ thống quét mã vạch mà bạn đang cân nhắc, nhằm mục đích đảm bảo dàn máy tính hiện có và hệ thống vận hành có thể hỗ trợ giải pháp này.

4.Gửi thư yêu cầu bảng báo giá toàn diện (RFQ).

Cố gắng xác định chi phí nào của giải pháp mã vạch thực sự gây khó khăn. Giấy phép phần mềm giới hạn, tiện ích phần cứng như là máy tính xách tay và máy in, hợp đồng hỗ trợ kĩ thuật, đào tạo và thực hành có thể làm gia tăng chi phí. Thư yêu cầu bảng báo giá toàn diện nên bao gồm tất cả tiện ích và những khả năng có thể xảy ra để tránh bất ngờ khi nhận hóa đơn thanh toán.

5.Hiểu rõ về kho dữ liệu và khả năng kết nối của nó.

Bạn có mong muốn rằng máy quét của bạn có kết nối không dây với kho dữ liệu để thông tin có thể được cập nhật theo thời gian thực khi nhân viên tự do di chuyển trong nhà kho? Hay là bạn thích máy quét được cắm vào máy vi tính thông qua cổng USB để nhân viên quét hàng tồn kho? Ước lượng cái nào hiệu quả hơn cho các hoạt động mỗi ngày.

6.Cân nhắc về khả năng kết nối không dây.

Máy quét mã vạch sử dụng kết nối không dây cung cấp quyền tự do di chuyển trong khi vẫn giữ được kết nối. Loại thiết bị này cho phép nhân viên di chuyển máy quét tới mã vạch thay vì ngược lại.

7.Xác định độ bền mà bạn yêu cầu.

Nếu nhân viên sẽ sử dụng máy quét trong nhà kho hoặc bên ngoài (phục vụ cho mục đích công việc), bạn sẽ cần đến một thiết bị có thể chịu được va đập (bị rơi). Nếu như họ sử dụng trong văn phòng công ty, một máy quét có độ bền thấp hơn có thể sẽ thích hợp hơn với yêu cầu của bạn.

8.Ước lượng máy quét sẽ được sử dụng như thế nào.

Một số loại máy quét cho phép nhân viên theo dõi hàng tồn kho và quản lý tài sản kinh doanh từ khoảng cách khá xa – đôi khi có thể lên đến 160 feet (48 mét). Các thiết bị khác có tính năng lưu trữ dữ liệu nội bộ - cho phép người sử dụng quét nhiều mã vạch cùng một lúc, gia tăng hiệu quả hoạt động.

9.Hãy để loại dữ liệu được quét quyết định tốc độ cần thiết.

Tốc độ quét đóng vai trò quan trọng cho khối lượng cần quét lớn – lấy ví dụ, trong các hoạt động sản xuất nơi mà tất cả các phần của hàng tồn kho đều được quét. Mặt khác, tốc độ không là yếu tố quan trọng trong hoạt động bán lẻ.

10.Chọn lựa máy quét có kích cỡ phù hợp.

Có rất nhiều kích cỡ của máy quét mã vạch, từ kích cỡ nhỏ xíu có thể bỏ túi được đến các máy quét hoàn chỉnh. Xác định xem nếu quá trình vận hành của bạn sẽ hưởng lợi từ máy quét nhỏ hơn, sẽ tiện lợi hơn cho nhân viên. Những loại máy quét kết nối với cơ sở dữ liệu không dây cung cấp sự tự do và tính linh động trong khi vẫn đảm bảo ít thiết bị được giữ hơn.

(Nguồn: Phaata.com - Theo: Inboundlogistics)