Khi virus Corona lây lan một cách nhanh chóng ở Trung Quốc, mọi người đang chú ý đến tác động tiêu cực của nó lên chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là Tết Nguyên đán được kéo dài thêm cùng với việc các nhà máy tiếp tục đóng cửa sau ngày lễ truyền thống hàng năm.

Một số nhà quan sát cảnh báo rằng, vào đầu tháng 02 thì vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của virus Corona đối với việc sản xuất ở các vùng duyên hải của Trung Quốc, là một phần quan trọng trong xuất khẩu máy móc của Trung Quốc. Ông còn cho biết tỉ lệ công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán là vẫn chưa thể biết được. Nike - công ty sản xuất giày dép khổng lồ đã không đề cập đến tác động từ Trung Quốc đến mảng xuất khẩu trong một tuyên bố vào ngày 4 tháng 2, mà tập trung vào “tác động về nguyên vật liệu” đối với doanh số bán lẻ ở khu vực Trung Quốc do một nửa các cửa hàng thuộc sở hữu của Nike bị đóng cửa và các cửa hàng khác cũng đóng cửa tương tự.

Các chủ hàng mua hàng ở Trung Quốc thường vận chuyển các hàng hóa ưu tiên trước Tết Nguyên đán vì kinh nghiệm nhiều năm cho biết rằng việc sản xuất sẽ cần phải có thời gian để quay trở lại như bình thường do công nhân phải quay lại sau một kỳ nghỉ lễ khá dài. Nhưng do vai trò chính của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng của nhiều ngành công nghiệp, như là ô tô, dược phẩm, điện tử và máy móc công nghiệp, việc ngừng hoạt động kéo dài sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa thành phẩm cũng như sản lượng sản xuất ở các nước khác bị phụ thuộc vào đầu vào từ Trung Quốc. Điều đó đã được thấy trước khi Công ty ô tô Hyundai tuyên bố sẽ đình chỉ sản xuất xe tại hầu hết các nhà máy ở Hàn Quốc do không thể có được các phụ tùng cần thiết từ Trung Quốc. Một tác động lớn cũng được dự kiến ​​cho mô hình “drop-shipping”, cách mà những công ty vừa và nhỏ dựa vào các nhà máy Trung Quốc để vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến tay khách hàng Mỹ và Châu Âu.

Theo IHS Markit, việc kéo dài Tết Nguyên đán trên quy mô toàn quốc ảnh hưởng đến 80% năng lực sản xuất của Trung Quốc. Ở Quảng Đông, Chiết Giang và Giang Tô, mỗi khu vực này đóng góp hơn 1 triệu container mặt hàng phụ tùng ô tô mỗi năm. Trong một viễn cảnh khác, nếu 20 tỉnh trở lại làm việc vào ngày 10 tháng 2 và có 5 tỉnh trong số đó là Hồ Bắc, Thượng Hải, Quảng Đông, Trùng Khánh và Chiết Giang kéo dài thêm hai tuần nữa thì sản lượng sẽ giảm 800.000 container. Đó là mức giảm 15% sản lượng sản xuất sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng và có thể giảm thêm tới hơn 910.000 container.

Thế nhưng đối với vận tải container quốc tế, tác động chính sẽ là từ việc đóng cửa nhà máy kéo dài.

Câu hỏi được đặt ra vẫn là: “Liệu Trung Quốc sẽ tiếp tục kỳ nghỉ tết Nguyên đán trong bao lâu?” Công ty giao nhận hàng hóa có trụ sở tại Colombia – Rene Winckler đã đăng trên LinkedIn vào cuối tháng 01. “Vấn đề không phải là về vận chuyển mà là sản xuất. Chúng tôi không thể vận chuyển những gì không được sản xuất ra.”

Theo báo cáo của DHL phát hành ngày 29 tháng 1, hầu hết các hoạt động sản xuất sau Tết Nguyên đán sẽ trở lại bình thường ở hầu hết các địa phương trên khắp Trung Quốc là trong khoảng thời gian từ 15 tháng 2 đến 21 tháng 2. “Tuy nhiên, thời gian của năm nay có thể bị gián đoạn do thời gian nghỉ lễ kéo dài, cũng như quyết định của một số chính quyền địa phương trì hoãn lâu hơn việc khởi động các hoạt động sản xuất.”

Ở Vũ Hán, trung tâm của bùng phát virus Corona và cũng là một trung tâm sản xuất ô tô lớn, các hoạt động logistics đã gần như đứng lại. DHL báo cáo rằng “tình trạng ùn tắc cảng xảy ra rất lớn đối với các tàu dọc theo sông Dương Tử gần Vũ Hán có thể sẽ còn tiếp tục vì cuộc khủng hoảng do virus Corona gây ra.”

Với ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu nguyên liệu từ Trung quốc, một thách thức sẽ được tạo ra cho các hãng tàu container trong việc duy trì về khả năng đáp ứng trước các cuộc đàm phán hợp đồng hàng năm thường bắt đầu vào tháng 3 và kéo dài đến ngày 01 tháng 05. Nhiều con tàu được trang bị thêm máy lọc đang được đưa trở lại hoạt động, nhưng một số có thể bị trì hoãn ở các nhà máy đóng tàu do tác động của virus. Trong hoàn cảnh nhu cầu sụt giảm lớn nhất từ trước đến nay vì đại dịch, việc chậm trễ có thể gây thêm áp lực đối với việc định giá vận chuyển đường biển và thử thách khả năng giảm công suất trong ngắn hạn của các hãng tàu bằng việc hủy chuyến.

Theo Alphaliner, sẽ có tác động đến xuất khẩu trong quý đầu tiên. “Không rõ là các hãng tàu có thể duy trì hoạt động với sự sụt giảm như vậy của thị trường trong bao lâu, đặc biệt là dự báo là sản lượng khá thấp trong quý đầu tiên của năm nay đang xảy ra ở châu Á vào thời điểm này” - nhà phân tích Tan Hua Joo của Alphaliner chia sẻ ở Hội nghị Ngoại thương Georgia tại Sea Island vào ngày 3/2.

Alphaliner cho biết vào ngày 4 tháng 2, tác động của virus Corona sẽ làm giảm sản lượng hàng container tại các cảng của Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông, hơn 6 triệu TEU trong quý đầu tiên của năm 2020, giảm khoảng 10%. Tan chia sẻ ở sự kiện Georgia rằng trước khi dịch bệnh bùng phát, Alphaliner đã dự báo tăng trưởng 2,2% cho năm 2020, nhưng giờ đây có thể bị cắt giảm 0,5%.

Các giám đốc điều hành của các hàng tàu container thừa nhận rằng tác động lên sản lượng sẽ là tiêu cực, nhưng họ thận trọng trong việc đáp trả thông tin sai lệch thể hiện trong những tin đồn vô căn cứ về các tàu bị cách ly. Sẽ có ảnh hưởng trong ngắn hạn và trung hạn, nhưng ngành rồi sẽ phục hồi, các hãng vận tải chia sẻ với Tạp chí JOC. “Mọi thứ không sụp đổ”, chủ tịch của Uap Ostergaard, chủ tịch khu vực Bắc Mỹ của Hapag-Lloyd – chia sẻ tại sự kiện Georgia.

 

Phaata (Theo JOC)